TƯ VẤN KỸ THUẬT
Thảo luận: Trong quá trình vận hành cẩu tự hành Kanglim nên đi 4 đường cáp hay 6 đường cáp.

Về phương diện kỹ thuật:
Cẩu tự hành Kanglim 15 tấn KS5206 (15.000 kg) khi đi 6 đường cáp thì mỗi sợi cáp chịu tải gần đúng là F = 15.000 kg/6 = 2.500 kg. Như vậy Momen tác dụng lên trục quay của tang là F x R trong đó R là bán kính của tang quấn cáp. Tương tự ta thấy rằng khi đi 4 đường cáp thì tải trên 1 sợi cáp sẽ là: F = 15.000/4 = 3.750 kg nên Mômen tác dụng lên trục tang sẽ là F x R cao hơn gấp 1.5 lần (3.750/2.500 = 1.5) lần so với đi 6 đường cáp dẫn đến motor quay tời lên hàng sẽ chịu quá tải gấp 1.5 lần dẫn đến nhanh hỏng hơn.

Do đó, người thợ vận hành cần tuân thủ rằng phải đi 6 đường cáp khi thường xuyên cẩu hàng với tải trọng từ 10 – 15 tấn và đối với cẩu tự hành Kanglim 10 tấn KS2605 khi thường xuyên làm việc với mã hàng có trọng tải từ 6 – 10 tấn.
